Trong xã hội đầy rẫy những hiểm nguy như hiện nay, trẻ em luôn là đối tượng cần được quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng lường trước được những nguy hiểm, không thể lúc nào cũng bên con để bảo vệ con được. Với những tình huống nguy hiểm thường xảy ra nhất, ngoài biện pháp tìm mọi cách để trẻ không gặp phải thì chúng ta cũng nên dạy cách để trẻ có thể tự ứng xử khi chẳng may có những nguy hiểm rình rập.
Dưới đây là 6 tình huống nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải nhiều nhất trong cuộc sống, chúng ta hãy cùng xem mẹ Nhật dạy con 6 tình huống nguy hiểm thường gặp như thế nào nhé!
1. Khi con bị người lạ theo đuôi
Xem thêm:
- 10 loại rau củ tốt nhất cho bé do chuyên gia dinh dưỡng Nhật chọn
- Những điều mẹ Nhật tuyệt đối tránh khi dạy con tự lập
- Các bản nhạc giúp bé thông minh hơn
Người này thường dùng những lời rủ rê như: Bác đang tìm nhà.... cháu có thể đi tìm với bác không? Bác đang tìm chó lạc cháu có thể tìm với bác? Bác biết chỗ này nhiều đồ chơi lắm. Ở nhà mẹ đang gọi cháu, cháu lên đi với bác, bác chở về cho nhanh…
Trong những tình huống này mẹ cần dạy bé la thật to lên là không được theo tôi nữa, tôi không cần, không muốn, từ chối tất cả để đánh tiếng cho họ biết là trẻ thấy họ bất bình thường để họ bỏ đi. Hoặc với hành động hét to lên như thế của trẻ, sẽ có nhiều người xung quanh chú ý và những người đó sẽ không dám làm gì trẻ.
2. Khi chơi ở công viên, nơi công cộng
Không bao giờ cho trẻ chơi đùa ở công viên, chỗ công cộng mà không có người giám hộ theo dõi liên tục, dù bé có chơi cùng người quen thì cũng phải theo sát, vì họ có thể lơ là bất cứ lúc nào thì bé của bạn cũng có thể gặp nguy hiểm khi khuất sau lùm cây hay một cái xe chạy qua cũng khiến bạn mất bé. Dạy con lúc nào cũng phải nhìn thấy mẹ hay ai đó.
3. Dạy con ghi nhớ thông tin
Khi con đủ lớn đi chơi bạn cần dạy con quy tắc “Ai, Làm gì, Ở đâu”. Con đi đến nhà bạn nào chơi? Mấy giờ về? Con đến nhà bạn làm gì (học bài hay làm bài tập nhóm…). Con cần nhớ số điện thoại của bố mẹ và mẹ nên có số điện thoại nhà bạn của con thì càng tốt.
4. Nhớ khóa của sổ
Lúc nào cũng phải khoá cửa tầng thượng, cửa sổ phòng ngủ, dù là ở nhà chung cư hay nhà cao tầng, trước khi đi ngủ nhớ xem cửa ra vào và cửa sổ đã chốt đầy đủ hay chưa, nếu ở tầng 2 thì phải làm cửa lưới bao bên ngoài, khi mở cửa sổ thì phải ngó xung quanh xác nhận an toàn để tránh người lạ đột nhập khi cửa mở được một lúc.
5. Khi mở cửa nhà
Trường hợp mở cửa vào nhà bị tấn công từ phía sau đẩy thẳng vào nhà cướp của, cần lưu ý trước khi mở cửa nên cẩn thận quan sát trước và sau khi mở cửa chắc chắn không có ai lạ bám đằng sau. Khu nhà không có góc khuất và góc chết để khó quan sát. Khi ra ngoài nên hé cửa và quan sát hai bên thật kĩ càng rồi mới bước ra ngoài để tránh bị tấn công từ cửa vào.
Bị tấn công trong thang máy của toà nhà. Trước khi bước vào thang máy hãy chắc chắn không có ai có hành động lạ theo đuôi, để tránh bị tấn công từ phía sau bịt miệng. Khi phát hiện người lạ thì phải báo cho quản lý toà nhà. Khi bước vào thang máy phải đứng sao cho tay dễ chạm vào nút cảnh báo nguy hiểm. Nên dạy con đứng dựa vào tường thang máy để đề phòng bị tấn công từ phía sau.
Mọi nguy hiểm có thể luôn rình rập con mọi lúc mọi nơi, vì vậy các bố mẹ hãy nâng cao cảnh giác và thường xuyên nhắc nhở các con chú ý quan sát trước sau, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ an toàn cho bản thân. Tránh những nơi vắng vẻ, ít người ra, vì nếu ở những nơi đông người, trẻ sẽ không dễ bị đe dọa an toàn hơn.
Từ khóa tìm kiếm:
- Dạy con ứng phó tình huống nguy hiểm
- Ứng phó với các tình huống bị lạm dụng
- Bài học dạy con ứng phó với những tình huống nguy hiểm
- Dạy trẻ "thoát thân" trước tình huống bất ngờ
- Dạy trẻ học các kĩ năng xử lí tình huống
- Dạy con tự bảo vệ trẻ em
- Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ người lạ
- Dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình
0 nhận xét :
Đăng nhận xét